Năm 2017 là một năm đáng kinh ngạc cho cổ sinh vật học. Thêm ba tiểu bang tại Hoa Kỳ đã lựa chọn và tuyên bố chính thức "khủng long của tiểu bang" và các nhà cổ sinh vật học tiếp tục phát hiện vô số hóa thạch khủng long trên khắp thế giới.
Dưới đây là một số khám phá quan trọng nhất đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về loài sinh to lớn từng cai trị hành tinh này.
1. Khủng long Patagotitan được mệnh danh là Động vật lớn nhất trên mặt đất
Vào năm 2013, một người chăn nuôi tại vùng Patagonian ở cực Nam Châu Mỹ đã phát hiện hóa thạch của một con khủng long cổ đại to lớn.
Trong nhiều năm, con vật này vẫn không có tên, chỉ đơn giản gọi là "Titanosaur" – theo phả hệ. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ đã tái tạo và trưng bày bộ xương của con vật này.
Năm 2017, các nhà khoa học cuối cùng xuất bản một công trình nghiên cứu chính thức về con vật, trong đó tuyên bố rằng nó là động vật lớn nhất trên mặt đất (chứ không phải dưới đại dương) từ xưa đến nay.
Họ cũng đặt cho nó một cái tên tên: Patagotitan Mayorum.
Chúng ta hãy dành vài giây xem qua thông số của con vật nhé!
2. Bảo tàng trưng bày hóa thạch loài Nodosaur với hiện trạng được bảo tồn tốt nhất từ xưa đến nay
Một con khủng long áo giáp đã chết 110 triệu năm trước đã để lại một trong những bộ hóa thạch được bảo tồn tốt nhất từng được tìm thấy.
Tháng 5 năm 2017, Bảo tàng cổ sinh vật học Royall Tyrell ở Alberta (Canada) đã trưng bày phần còn lại của bộ hóa thạch của loài động vật ăn mồi này.
Chúng ta có thể nhìn thấy tường tận những chiếc gai, tấm áo giáp và thậm chí cả các lớp da của sinh vật này.
3. Cách phân loài khủng long có thể đã sai trong suốt nhiều năm qua
Thông thường, như xưa nay, khủng long được tổ chức thành 2 Bộ (Order) là Ornithschians (có cấu trúc hông giống chim) và Saurischian (có hông giống thằn lằn). Với cách chia cũ này, ta thường hay nghe rằng Sauropod ăn cỏ và Theropod như T-Rex, Raptor là có họ hàng với nhau.
Cũng khá khôi hài khi với cách chia đó, tổ tiên của loài chim hiện nay lại là loài có hông giống … thằn lằn (loài Theropod).
Nhưng vào tháng 3/2017, nhà cổ sinh vật học từ Đại học Cambridge đã đưa ra một nền tảng mới cho cách phân loài khủng long, dựa trên 450 đặc điểm cấu trúc cơ thể (thay vì chỉ dựa vào hông).
Cách sắp xếp mới sẽ làm đảo lộn khá nhiều trật tự cũ, trong đó, những con T-rex và Raptor quen thuộc của chúng ta sẽ được chuyển sang Bộ có hông giống chim.
Lý thuyết mới này tuy chưa được chính thức công nhận trong giới cổ sinh vật, nhưng nền tảng khoa học của nó rất thuyết phục và có thể dẫn đến những thay đổi lớn.
4. Phát hiện ra “Ma cà rồng” của khủng long có lông vũ
Khi nghiên cứu các miếng hổ phách từ Miến Điện (Myanmar) có niên đại 100 triệu năm, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con rệp no tròn gấp 8 lần kích thước bình thường chứa máu khủng long – nó là ma cà rồng của loài khủng long.
Các miếng hổ phách còn chứa lông vũ, cho thấy vật chủ bị hút máu phải là một loài có lông vũ. Xét về niên đại, thời điểm này chưa xuất hiện loài chim hiện đại và động vật có vú thì không có lông vũ, nên vật chủ chỉ có thể là khủng long.
5. Phát hiện hóa thạch của hàng trăm quả trứng Diệc long Pterosaur
Về mặt khoa học, Diệc long Pterosaur không phải là khủng long. Nhưng chúng liên quan và sống cùng thời với khủng long nên các fan khủng long đều đánh giá cao phát hiện trên, trong đó có nhiều trứng chứa phôi đang hình thành.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng xương cánh trong phôi ít phát triển hơn so với xương chân, cho thấy dực long con khi mới nở chỉ có thể đi và chưa thể bay. Điều này có nghĩa là dực long bố mẹ phải chăm sóc con non cho đến khi chúng có thể học bay.
Ngoài những khám phá mới mẻ, đầy ý nghĩa, năm 2017 cũng là năm Bộ phim Thế giới Kỷ Jura 2 – Vương quốc Sụp đổ (Fallen Kingdom) đã cơ bản hoàn thành và dự kiến khởi chiếu vào năm 2018.
Nhà sản xuất cũng mới tiết lộ Vương quốc Sụp đổ chưa phải là phần cuối cùng, và việc xây dựng Phần 1 (2015), Phần 2 (2018) đều có sự chuẩn bị, tính toán về kịch bản để ra tiếp Phần 3 sau này.
Như vậy thế giới khủng long tiếp tục hứa hẹn những điều mới mẻ để chúng ta cùng chờ xem …
No comments:
Post a Comment