FANCIMES: Robot Sophia kicked off a sessions at the Munich Security Conference on ...

Sunday, February 18, 2018

Robot Sophia kicked off a sessions at the Munich Security Conference on ...





Robot Sophia kicked off a
sesions at the Munich Security Conference (MSC) in Germany on 16th
Feb 2018 on artificial intelligence and modern conflict, where world leaders
discussed the need to regulate the technology to manage the threat.

Tại Hội nghị An ninh Munich
diễn ra ngày 16/2/2018, quy tụ nhiều nhà lãnh đạo và quân sự thế giới được tổ
chức tại Đức, Robot Sophia đã có bài phát biểu và phỏng vấn khởi động các phiên
họp có chủ đề “Thần lực Thức tỉnh: Trí tuệ Nhân tạo và Xung đột Hiện đại”.

Sophia: Xin chào mừng các quý
vị có mặt tại Hội trường Town Hall dự Hội nghị An ninh Munich. Chủ đề hội nghị
cũng không xa lạ với quý vị cũng như với tôi.
Trí tuệ Nhân tạo (AI) đặt ra
nhiều vấn đề, trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta có mặt tại đây hôm nay để thảo luận
những tác động của AI trong tương lai đối với các cuộc xung đột vũ trang.
Trước khi chúng ta bắt đầu,
hãy cùng tôi chào mừng người chủ trì của phiên họp này - ngài  Wolfgang Friedrich Ischinger – Đại sứ [CHLB Đức
tại Hoa Kỳ] và là Chủ tịch của Hội nghị An ninh Munich.
Thưa ngài Wolfgang, xin mời
ngài lên sân khấu cùng tôi.

The future of warfare will
involve artificial intelligence systems acting as lethal weapons, and much like
cyber a decade ago, NATO allies are ill-equipped to manage the potential
threat, said current and former European leaders speaking at the Munich
Security Conference.

Tại Hội nghị này, nhiều nhà
lãnh đạo đương nhiệm và nghỉ hưu của Châu Âu cho rằng, tương lai của những cuộc
chiến tranh trong đó các hệ thống trí tuệ nhân tạo được sử dụng như những vũ
khí hủy diệt đang đến gần, nhưng Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa
chuẩn bị để đối phó với viễn cảnh đen tối này.

Kersti Kaljulaid, president
of Estonia, estimated a 50 percent chance that by the middle of this century we
will have an AI system capable of launching a lethal attack. And yet, just as
the world was not prepared for a cyberattack when Russia first launched a
cyberattack against Estonia in 2007 — bombarding websites of Estonian
parliament, banks, ministries, and news outlets — there is no strategy or
international law to deter such tactics of warfare.

Kersti Kaljulaid, Tổng thống
của Estonia, dự báo 50% khả năng có thể xảy ra là đến giữa thế kỷ này, con người
sẽ sở hữu một hệ thống Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể phát động những cuộc tấn
công hủy diệt. Viễn cảnh sẽ tồi tệ hơn nhiều vụ tấn công của Nga nhắm vào
Estonia năm 2007, khiến toàn bộ hệ thống mạng của quốc hội, các ngân hàng, bộ
ngành và các hãng tin đều bị tê liệt. Trong khi thế giới chưa có chế tài nào để
ngăn ngừa.



Anders Fogh Rasmussen, former
NATO secretary general said that AI always involve human beings. There are
three options:
1. Humans can be in charge,
always “in the loop;”
2. Humans can be “on the loop”
through a supervisory role, able to intervene;
3. Humans can be “out of the
loop” – telling the system to attack, and then leaving the rest to the machine.

Anders Fogh Rasmussen, cựu Tổng
thư ký NATO nói rằng AI luôn liên quan đến con người. Có ba khả năng:
1. Con người “bên trong phạm vi”:
luôn có mặt để vận hành AI.
2. Con người “bên trên phạm
vi": có thể giám sát, can thiệp AI;
3. Con người “bên ngoài phạm
vi”: phát lệnh cho hệ thống AI tấn công, sau đó để cho các robot tự làm.

The use of robots and
artificial intelligence within the military might make the whole world more
unstable.
“I’m in favor of trying to
introduce legally binding [standards] that will prevent production and use of
these kinds of autonomous lethal weapons,” Rasmussen said, strongly advocating
for a human role.

Việc sử dụng robot và trì tuệ
nhân tạo trong quân sự có thể làm cho cả thế giới ngày càng bất ổn.
Tôi ủng hộ những nỗ lực thiết
lập các tiêu chuẩn ràng buộc về mặt pháp lý, điều này sẽ ngăn cản việc sản xuất
và sử dụng những loại vũ khí tự động đầy nguy hiểm này.

But such standards don’t come
fast. It took until 2017 for NATO to declare that a cyberattack would spur an response
according to Article 5 of NATO Treaty – that being, collective defense among
allies — after a massive computer hack paralyzed portions of government and
businesses in Ukraine before spreading around the globe.

Nhưng các tiêu chuẩn như vậy
đã không sớm được áp dụng. Phải đến năm 2017, NATO mới ra tuyên bố rằng một cuộc
tấn công không gian mạng sẽ khiến NATO phản ứng theo Điều 5 của Hiệp ước NATO -
đó là phản ứng phòng thủ của toàn liên minh khi một nước thành viên bị tấn
công.  Động thái trên đưa ra sau khi một
cuộc tấn công máy tính quy mô làm tê liệt các cơ quan chính phủ và các tập đoàn
tại Ukraine trước khi lan rộng ra toàn cầu.


In early Feb 2018, the US
Director of National Intelligence published the annual Worldwide Threat
Assessment, which expressed concern about the "potential for
surprise" in the cyber realm.

Trung tuần tháng 2/2018, Giám
đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo Đánh giá những Mối đe dọa
Toàn cầu hàng năm, trong đó bày tỏ mối quan tâm về mối đe dọa có "khả năng
gây bất ngờ" trong thế giới mạng.


In an open letter to the UN
last year, Robotics experts also called for a ban on developing so-called
"killer robots" and warned of a new arms race.

Trong một thư ngỏ gửi lên Liên
Hiệp Quốc năm ngoái, các chuyên gia về Robotics cũng kêu gọi ban hành lệnh cấm
phát triển cái gọi là "robot sát thủ" và cảnh báo về một cuộc chạy
đua vũ trang mới.





 A PRODUCT BY GS CORP CHANNEL.
No comments:
Post a Comment

TRENDING LAST 7 DAYS

TRENDING LAST 30 DAYS