FANCIMES: khảo cổ học
Showing posts with label khảo cổ học. Show all posts
Showing posts with label khảo cổ học. Show all posts

Sunday, December 17, 2017

Phát hiện ra “Ma cà rồng” của khủng long có lông vũ

Khi nghiên cứu các miếng hổ phách từ Miến Điện (Myanmar) có niên đại 100 triệu năm, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con rệp no tròn gấp 8 lần kích thước bình thường chứa máu khủng long – nó là ma cà rồng của loài khủng long.



_____

@ Loài rệp cổ đại từng ký sinh trên Raptor Blue


Bài liên quan:






Khi nghiên cứu các miếng hổ phách từ Miến Điện (Myanmar) có niên đại 100 triệu năm, các nhà khảo cổ phát hiện ra một con rệp no tròn gấp 8 lần kích thước bình thường chứa máu khủng long – nó là ma cà rồng của loài khủng long.

Các miếng hổ phách còn chứa lông vũ, cho thấy vật chủ bị hút máu phải là một loài có lông vũ. Xét về niên đại, thời điểm này chưa xuất hiện loài chim hiện đại và động vật có vú thì không có lông vũ, nên vật chủ chỉ có thể là khủng long.

Tuy được gọi là Ma Cà Rồng nhưng thực ra đây là những vật ký sinh chỉ dài 5mm. Chúng được đặt tên là “Ma cà rồng của Khủng long”.





Bạn cũng đừng vội liên tưởng đến Bộ phim Thế giới Kỷ Jura, vì các miếng hổ phách này chỉ có niên đại cách đây 100 triệu năm, rơi vào kỷ Phấn trắng (cách chúng ta khoảng 150 triệu năm) diễn ra sau kỷ Jura (cách chúng ta gần 200 triệu năm). Kỷ phấn trắng là thời kỳ các loài sinh vật có vú và các loài côn trùng bắt đầu phát triển.


Tuy nhiên, thật không may mắn là các nỗ lực phân tích ADN của khủng long vật chủ trong các mẫu hổ phách cổ xưa đó đều đã thất bại vì sự phân hủy theo thời gian. Nên danh tính của khủng long vật chủ vẫn mãi là một ẩn số. Tuy nhiên, có thể nhận định rằng nó thuộc loài Theropod có lông vũ và là tổ tiên của loài chim hiện nay.






ĐIỆN ẢNH



THỜI SỰ



KHOA HỌC







Thursday, December 14, 2017

Tại sao chim thực ra là loài khủng long còn sống sót?

Một lý thuyết mới: Khủng long đã không tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước. Khủng long xung quanh chúng ta. Chúng chính là loài chim.



_____________



Bài liên quan:





Đây không phải là một ý tưởng mới. Nó được đề xuất lần đầu tiên vào thế kỷ 19 bởi nhà sinh vật học người Anh Thomas Huxleym, nhưng đã nhanh chóng bị bác bỏ. Tuy nhiên, trong 25 năm qua, giới khoa học đã quay trở lại ý tưởng này.

Theo lý thuyết này, tất cả các loài chim bây giờ được cho là có nguồn gốc từ khủng long theropod, với đặc trưng là đi bằng hai chân, chi có 3 ngón, một số con có lông vũ và có thể bay.

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York năm 2016 đã mở một triển lãm có tên là là "Khủng long quanh chúng ta" – thuyết minh cho ý tưởng “chim là những hậu duệ trực tiếp của khủng long theropod”.

Đây là Archaeopteryx, được phát hiện vào năm 1861, và mặc dù đó là một con khủng long, nó giống với một con chim.

Các hóa thạch Citipati osmolskae được phát hiện năm 1993 ở Mông Cổ và chúng giống với đà điểu hiện đại.

Yutyrannus huali, có nghĩa là "bạo chúa có lông đẹp", là một họ hàng của T. rex và được bao phủ trong một lớp lông vũ "nguyên mẫu". Nó được phát hiện ở đông bắc Trung Quốc vào năm 2012.








Theo các nhà nghiên cứu,  nhiều loài khủng long  Theropods (các nhân vật điện ảnh gần gũi với chúng ta như Raptor Blue, T-Rex) có đặc điểm là đẻ trứng trong tổ, thậm chí ấp trứng như những con chim hiện đại.

Cách chim non hiện đại sử dụng đôi cánh chưa phát triển rất giống với cánh của khủng long tổ tiên.

Cả hai nhóm đều có túi chứa không khí trong xương của chúng khiến chúng nhẹ hơn để có thể bay dễ dàng. Ngoài ra, chúng có đặc điểm chung về xương đòn và cấu trúc xương ở phần ức.

Những chiếc lông không chỉ để giữ ấm, cách nhiệt mà còn là đồ trang điểm và quyến rũ (như con công hiện đại).

Nếu đúng là như vậy thì với khoảng 13.000 loài chim hiện đại ( gấp 2,5 lần so với số loài động vật có vú), thì có thể nói rằng chúng ta vẫn còn sống trong thời đại khủng long.



☛ ĐỊA CẦU XOAY NATERAS

Follow us

Search us





PHIM MỚI


@ KHOA HỌC NATERAS | VŨ TRỤ | TRÁI ĐẤT | THIÊN NHIÊN | ĐỘNG VẬT | THẾ GIỚI KÌ THÚ

TRENDING LAST 7 DAYS

TRENDING LAST 30 DAYS