FANCIMES: mẹ rồng
Showing posts with label mẹ rồng. Show all posts
Showing posts with label mẹ rồng. Show all posts

Thursday, January 4, 2018

Tiếng kêu của Rồng Drogon thực ra tiếng Rùa đực đang … làm chuyện ấy [TRÒ CHƠI VƯƠNG QUYỀN]

Trong tiểu thuyết Tuyết hỏa Trường ca (A Song of Ice and Fire) của George R.R., tác giả đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tạo sự khác biệt trong tính cách của ba con rồng của Daenerys: Drogon (đặt theo tên của Khal Drogo), Rhaegal (theo tên của Rhaegar Targaryen), Viserion (đặt theo tên của Viserys Targaryen – con rồng này đã chết và được Dạ Vương biến thành xác sống phun lửa băng trong Phần 7).
Bộ phim Trò chơi Vương quyền của HBO cũng cố gắng làm điều đó, tuy nhiên mức độ thấp hơn; thay vào đó, tập trung chủ yếu vào Drogon, con rồng lớn nhất mà Dany thường hay cưỡi. Trên tiểu thuyết cũng như trên điện ảnh, Drogon được miêu tả là con rồng dũng mãnh và hung hăng nhất – và được xem là tái sinh của con rồng huyền thoại Balerion the Black Dread là con rồng lớn nhất và sống thọ đến 200 tuổi trong lịch sử của Westeros. Mặc dù tính tình khá nóng nảy và bốc đồng, rồng Drogon là con có sự gắn kết lớn nhất với Daenerys và nó có một tiếng kêu rất riêng nên chỉ cần nghe âm thanh là Daenerys có thể nhận ngay ra nó. Trong một cuộc phỏng vấn, Nhà thiết kế Âm thanh Fairfield của Bộ phim đã giải thích rằng bởi vì Daenerys coi Drogon như là một hiện thân của người chồng quá cố Khal Drogo – con rồng này sẽ “trò chuyện” với cô theo một cách … gợi cảm và tán tỉnh. Vì vậy âm thanh của con Rồng này sẽ được thiết kế phù hợp với tính cách đó, đặc biệt khi Drogon đã trưởng thành. Khán giả khi xem và nghe Drogon kêu, họ thường cười khúc khích và thích thú … nhưng họ không hiểu vì sao. Thực ra, tiếng kêu của Drogon, về mặt kỹ thuật, là dựa trên tiếng kêu ầm ĩ của mấy chú rùa đực đang … làm chuyện ấy. Tất nhiên, những âm thanh – tiếng kêu gốc của rùa đã được xử lý, thêm các hiệu ứng đặc biệt khác … trước khi biến thành tiếng kêu của rồng lửa Drogon. Và tất nhiên, tiếng kêu ấy mang rất nhiều tính “gợi cảm” và “tán tỉnh” trong đó.



Friday, November 24, 2017

Mẹ Rồng bênh vực cảnh nóng của Trò chơi Vương quyền: Xác thịt là thú vui trần thế



Trong bài phỏng vấn gần đây với tạp chí Bazaar Harper, nữ diễn viên Emilia Clarke – người đóng vai Mẹ Rồng Daenerys Targaryen trong Trò chơi Vương quyền – thể hiện sự thất vọng khi nghe nhiều người liên tục chỉ trích về những cảnh xác thịt trong bộ phim.

“Người ta liên tục nói về ảnh xác thịt trong chương trình. Tôi không chắc là tại sao ngươi ta vẫn cứ gào thét, chỉ trích về những cảnh đó trong khi bộ phim sắp kết thúc ở phần cuối cùng.”

"Bây giờ tôi bắt đầu thực sự bực tức về những thứ này bởi vì mọi người  ta hay nói:
Ồ vâng, mỗi khi Trò chơi Vương quyền lên sóng thì mấy trang web phim người lớn đều sập tiệm hết.”
"Tình dục và khoả thân. Có rất nhiều chương trình tập trung vào thực tế này – đó là bản năng sinh sản của con người.
Thú vui xác thịt là một phần tất yếu của cuộc sống.”

Mẹ Rồng cũng than thở về cách Hollywood casting diễn viên.
"Nó khiến tôi tức giận. Thay vì để tôi thử đóng vai một nàng Juliet và làm những thứ nhẹ nhàng, thanh thoát, thì họ sẽ bắt tôi  đóng thử vai một mụ già hắc ám, lão luyện hoặc một gái điếm khố rách áo ôm.”
Gần đây cô chia sẻ hình ảnh hội ngộ với diễn viên Jason Momoa  tại Paris (người đóng vai Khal Drogo – người chồng đã mất của Mẹ Rồng) làm dấy lên đồn đoán nhân vật này sẽ được “hồi sinh” và trở lại trong phần cuối của Trò chơi Vương quyền.
Ngoài Trò chơi Vương quyền, Emilia hiện cũng đang tham gia Phần mới của bộ phim Chiến tranh Giữa các vì sao (Stars War) SOLO, dự kiến công chiếu vào tháng 5/2018.













Sunday, August 27, 2017

[GoT – Trò chơi Vương quyền]: Ai là người kế thừa ngai vàng hợp pháp?

Tuy Westeros là một thế giới giả tưởng, nhưng bối cảnh của Westeros  và Vương quốc Anh có rất nhiều điểm chung. Tác giả tiểu thuyết Tuyết hỏa Trường ca Martin từng thừa nhận rằng Vương quốc Anh thời trung cổ đã đóng vai trò quan trọng trong để tác giả xây dựng (tưởng tượng ra) bối cảnh Westeros. Do vậy, có một cách thú vị để thử xác định ai sẽ là người kế vị ngai vàng hợp pháp dựa trên sự đối chiếu với lịch sử, thông lệ và truyền thống đang áp dụng nước Anh thời trung cổ. Vậy ai là người thừa kế hợp pháp đối với ngai vàng Westero? Chúng ta thử điểm qua vài cái tên sáng giá cho vị trí này dưới góc nhìn lịch sử thực tế.




Ứng cử viên 1: Cersei Lannister


Được sinh ra với lớn lên tại Westeros, Cersei  được gả cho hoàng gia Baratheon và chồng bà là Robert Baratheon đã cầm đầu một cuộc chính biến đẫm máu để lật đổ Vương triều Targaryen (Gia tộc của Mẹ Rồng). Bà trở thành hoàng hậu rồi thành thái hậu.



Những mưu mô triệt hạ đối thủ đã giúp Cersei từng bước đặt chân lên ngai vàng, kèm theo đó là cái chết lần lượt của ba người con, trong đó có 2 người chết khi đang là vua trẻ. Cersei lên ngôi thường viện đến 2 lý do: thứ nhất, bà là hoàng hậu của nhà vua quá cố Robert; thứ hai, bà là mẫu hậu của hai vua trẻ đã chết.

Trường hợp của Cersei giống với nữ hoàng Margaret của Anjou.

Theo thông lệ về kế tục ngai vàng, luật thời trung cổ cho phép phụ nữ lên ngôi khi không còn người đàn ông kế vị nào, hoặc nhiếp chính chờ cho đến khi vua trẻ đủ lớn. Tuy nhiên, chưa có thông lệ nào ghi rằng vua khi chết thì giao ngai vàng lại cho thái hậu.

Như vậy, việc lên ngôi của Cersei được đánh giá là không hợp lệ; bà đã nắm quyền chủ yếu dựa vào những mưu đồ, sự ảnh hưởng và thao túng quyền lực.

Ứng cử viên 2: Daenerys Targaryen (Mẹ Rồng, Dany)


Hành trình cuộc đời của Mẹ Rồng là một điều thực sự ấn tượng. Với xuất phát điểm là công chúa của    Aerys Targaryen ("Mad King"), và sau khi cha cô bị lật đổ, cô trở thành nàng công chúa lưu vong. Cuộc đời cứ xoay vần với nhiều biến cố cho đến khi cô trở thành nữ hoàng rồng thống lĩnh một quân đội hùng mạnh và ba con rồng (nay còn hai).



Tham vọng  của Mẹ Rồng trở thành nữ vương của bảy vương quốc là điều được thể hiện rõ và cô đang theo đuổi mục đích này khá quyết liệt. Về mặt danh hiệu, Mẹ Rồng hiện được gọi là “Nữ hoàng Daenerys Đệ nhất” (First of Her Name)  và Nữ hoàng của người Andals (Queen of the Andals) là một trong hai sắc tộc chính tại lục địa Westeros.

Trò chơi Vương quyền có lấy nguồn cảm hứng từ Cuộc chiến Hoa hồng thời trung cổ tại Vương quốc Anh. Trong cuộc chiến này, rồng là biểu tượng trên lá cờ của xứ Wales, do Henry Tudor lần đầu sử dụng trong trận chiến Bosworth năm 1485 đánh bại Richard III và kết thúc Cuộc chiến Hoa hồng.



Về mặt lý thuyết, tổ tiên của Mẹ Rồng là gia tộc đã chinh phục Westeros; do vậy, dẫu gia tộc Mẹ Rồng bị lật đổ thì bất kỳ hậu duệ nào còn sót lại đều có thể là người kế thừa ngai vàng hợp pháp.

Ngoài ra, sức mạnh thực sự của Mẹ Rồng không đến từ sự thao túng quyền lực mà đến từ sự thu phục nhân tâm và sự hỗ trợ mang tính “thần thoại” của ba con Rồng.

Nhìn chung, tâm lý của số đông trong phim điều cho rằng việc khôi phục lại Vương triều nhà Daenerys là điều cần thiết và đến giờ Mẹ Rồng là người duy nhất của gia tộc này còn sót lại (khi thân phận của Jon Snow vẫn chưa được công khai).

Ứng cử viên số 3: Jon Snow (Vua phương Bắc)



Jon Snow cũng đã trải qua những hành trình xả thân trượng nghĩa để từ một người được gọi là đứa con hoang của Nhà Ned Stark trở thành Vua phương Bắc. Dự kiến khi thân phận được xác nhận chính thức trong phim, trong đó Jon Snow là con trai của Hoàng tử Rhaegar Targaryen (anh trai của Mẹ Rồng và là người kế tục hợp pháp nhất nhưng đã qua đời) và mẹ là Lyanna Stark – công chúa của nhà Stark có hôn ước hợp pháp,  bối cảnh câu chuyện sẽ thay đổi đáng kể.



Trong trường hợp này, sự kế vị của Jon sẽ có sức nặng hơn so với Mẹ Rồng.

Chúng ta không rõ Mẹ Rồng sẽ tiếp nhận sự thật này như thế nào, nhưng nhiều khả năng, với tính cách của mình, Mẹ Rồng sẽ ủng hộ Jon trong việc kế vị.

Ứng cử viên số 4: Gendry Baratheon (Thợ rèn tài ba)



Ở phần 7, ta thấy sự xuất hiện trở lại của Gendry – đứa con duy nhất của sống của vua Robert, nhưng là con hoang.

Với dòng máu Baratheon trong huyết quản, liệu Gen có thể nắm quyền trở lại đối với một trong những gia tộc hùng mạnh nhất của Westero.



Trong lịch sử nước Anh trung cổ, William được sinh ra là con hoang, nhưng cuối cùng vẫn giành được ngai vàng sau trận chiến tại Hastings năm 1066, đánh bại Vua Harold.

Theo luật trung đại, con hoang thường không được phép kế vị, đặt biệt khi còn những người kế vị hợp pháp khác. Do vậy, khả năng với tới ngai vàng của Gen là rất thấp khi so với Mẹ Rồng hay Jon, đặc biệt khi tiềm lực và sức ảnh hưởng của Gen hầu như không có gì.

Tuy nhiên, sau này anh vẫn có thể được đặt lên những vị trí có ảnh hưởng nhất định về quyền lực hoặc được ban phát sự giàu sang phú quý nào đó …

Ứng cử viên số 5: Petyr Baelish (Ngón tay nhỏ)


Petyr Baelish (Little Finger – Ngón tay nhỏ) là một kẻ thâm hiểm, nhiều mưu đồ, có thể đọc được lòng người và là bậc thầy về âm mưu và thủ đoạn. Hắn cũng là kẻ có tham vọng quyền lực rất lớn.



Lịch sử trung đại châu Á có nhiều câu chuyện về tể tướng, đại thần lật đổ hoàng đế để lên ngôi. Tuy nhiên, lịch sử trung cổ nước Anh hiếm có trường hợp nào như thế. Thông thường, với xuất thân không mang dòng máu Vương triều, Ngón tay nhỏ rất khó có khả năng trở thành hoàng đế tự phong dù có bày mưu tính kế trăm đường.

Ứng cử viên số 6: Dạ Vương





[Các độc giả tự viết về Ứng viên này nhé! J)

Friday, August 18, 2017

Trò chơi Vương quyền Phần 7 Tập 6 - Cái chết của loài Rồng

Trong tập 4 trước đây, chúng ta từng cảm thấy nghẹt thở khi Rồng cả của Danny bị Bronn dùng máy phóng tiễn đả thương, lảo đảo rơi xuống, may mắn là cuối cùng gượng dậy được và thoát chết. Ngay từ khi phần 7 khởi chiếu, đã có nhiều dự đoán một trong những chú Rồng sẽ bị giết và trở thành quân của Dạ Vương. Và quả nhiên điều này đã thành sự thật trong Tập 6 (Death Is the Enemy hoặc Beyound the Wall).


Bài liên quan:





Rồng và Mẹ Rồng


Trước hết, chúng ta nói về tầm quan trọng của 3 chú Rồng trong sự nghiệp của Daenery. Có lẽ, trong phần 4, nếu Mẹ Rồng dùng Rồng lửa thiêu rụi thành quách, làng mạc tại King's Landing thì chắc cán cân cuộc chiến sẽ nghiêng hẳn về phía nàng. Tuy nhiên, nàng đã quyết định không làm điều đó vì nghĩ đến tính mạng của dân chúng. Cuối cùng, nàng chỉ dùng Rồng cho cuộc tập kích bất ngờ vào đoàn quân của Jaime trên đường hộ tống chiến lợi phẩm cướp được từ nhà Tyrell. Rồng cả đã góp phần tạo nên một chiến thắng ngoạn mục nhưng cũng tạo ra khoảng trống để ta bắt đầu nghĩ đến sự mong manh của loài Rồng.

 

Địa vị của Daenerys là người thừa kế Targaryen và là người cai trị hợp pháp tại vùng  Westeros  đã gắn liền và nhờ vào thực tế là nàng đã ấp nở ba chú Rồng và được gọi là Mẹ Rồng. Nên với một cái nhìn cảm tính, tất cả chúng ta đều có suy nghĩ hiển nhiên là nàng là người xứng đáng cho Ngai Vàng (làm bằng sắt) không chỉ vì dòng máu của nàng mà còn vì chính nàng là người đã làm hồi sinh loài kỳ thú huyền thoại đã tuyệt chủng nhiều thế hệ. Sự hồi sinh ấy chắc chắn chứa đựng những ẩn dụ nhất định về số mệnh và quyền lực.
Do vậy, nếu ba chú Rồng có mệnh hệ gì thì rõ ràng địa vị của nàng cũng sẽ bị tổn hại đáng kể, ngoài ra, việc phòng thủ trước lực lượng của Dạ Vương sẽ bị suy yếu. Trong tập 5, chúng ta thấy một trong những lý do mà Jon Snow phải thân chinh "cầu cứu" Mẹ Rồng lập liên minh cũng chính vì niềm tin Rồng sẽ là một vũ khí tối thượng giúp ngăn cản Dạ Vương. Trong tập 6 ta thấy rõ, nếu Danny cùng 3 chú rồng không xuất hiện kịp thời để giải cứu thì chắc Jon Snow và đồng đội đã không ai sống sót (mà còn thành thây ma gia nhập đội xác sống).



Rồng có thể sống bao lâu?


Theo lịch sử của Westeros như được ghi chi tiết trong phim lẫn trong bộ tiểu thuyết của Martin, một vài con Rồng có thể sống qua vài thế kỷ, nghĩa là 3 chú Rồng hiện tại có thể sống thọ vượt cuộc đời của Danny. Ví dụ, con rồng danh tiếng và khổng lồ nhất mang tên Balerion (the Black Dread)  sống thọ 200 năm, với sải cánh có thể che phủ cả một thị trấn và đã chết vì tuổi già. Trong bộ phim, đầu lâu của cụ rồng này được dùng làm vật thí nghiệm cho máy phóng tiễn giết rồng của  Qyburn khi trình diễn cho Cersei.



Chúng có thể to lớn đến mức nào?


Dựa trên những thông tin về cụ rồng Balerion, kích thước của rồng chính là số đo về độ tuổi của chúng, vì chúng không ngừng sinh trưởng kể cả khi về già. Tuy nhiên, kích thước của chúng cũng sẽ bị phụ thuộc vào không gian sống, chúng chỉ đạt kích thước tiềm năng khi được sống tự do, nếu bị giam cầm hoặc xiềng xích trong một thời gian, đặt biệt là giai đoạn đầu, thì sau này chúng sẽ không thực sự to lớn. Ví dụ, trong 3 chú rồng của Danny thì rồng Rhaegal và Viserion tuy nở cùng thời điểm với rồng cả Drogon nhưng lại có kích thước chỉ bằng một nửa so với rồng cả, lý do là đã bị giam cầm khoảng 2 năm tại tháp Meereen.


Đồ họa về Black Dread huyền thoại dựa trên miêu tả của Martin trong Tuyết hỏa Trường ca


Trong tiểu thuyết của Martin có ghi, sau khi nhà Targaryen bắt đầu nuôi rồng trong những không gian hẹp có mái che gọi là Dragon Pit thì trong số chúng không con nào đạt kích thước to lớn như những con trước đó.


Chúng mong manh như thế nào?


Rồng đầy sức mạnh nhưng không phải là bất tử. Điểm yếu lớn nhất của chúng là đôi mắt. Trong quá khứ, con rồng cái mang tên Meraxes đã từng bị giết khi bị trúng thương vào mắt do một vũ khí tương tự nhưng máy phóng tiễn mà chúng ta thấy ở Tập 4. Rồng cả Drogon vừa rồi đã may mắn khi mũi tiễn chỉ đâm vào phần ngực. Rồng còn chết vì sự tàn sát lẫn nhau khi trong nhà Targaryens có sự mâu thuẫn tranh giành ngôi vị (mỗi con rồng thường theo một thế lực nào đó, chứ không như trường hợp Mẹ Rồng có cả 3 chú rồng). Có con cũng chết vì sụp đền.

Mũi lao của Dạ Vương


Sau rất nhiều phỏng đoán, sau khi xem Tập 6 chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng, thứ khắc tinh nhất đối với loài rồng không gì khác chính là mũi lao của Dạ Vương.



Không cần máy phóng tiễn công phu, không cần căn chỉnh ... chỉ cần đứng đó phóng mũi lao lên, toàn thân rồng bốc cháy, máu tuôn xối xả, lảo đảo rơi xuống và cái chết đến ngay tức thì. Chúng ta chưa rõ chú rồng vừa chết là chú Rhaegal hay Viserion. Drogon may mắn đập cánh kịp thời thoát khỏi mũi lao thứ 2 của Dạ Vương, nếu không cũng chưa biết số phận ra sao.


Tương lai của loài Rồng


Ở những phút cuối cùng của Tập 6, chúng ta thấy cảnh Dạ Vương đã "hồi kiếp" cho chú Rồng vừa chết để làm một thây ma trong đoàn quân xác sống. Liệu chú Rồng này sẽ trở thành quân của Dạ Vương như lý lẽ thông thường hay xác sống này vẫn xem Danny là mẹ? Liệu xác sống này có thể phun lửa? Cán cân lực lượng giữa 2 bên bước tường sẽ ra sao khi cả hai bên đều có Rồng?

Phút "hồi sinh" làm zombie ...

Và trong những trận chiến sắp đến, Mẹ Rồng sẽ phải làm gì để bảo vệ 2 chú rồng còn lại trước mũi lao thần của Dạ Vương?
Phần 7 còn một tập duy nhất nữa là kết thúc nên chúng ta chắc khó có thể hy vọng sẽ biết về số phận của loài rồng trong Phần này ....  vì thông thường một tập sẽ không đủ để giải đáp những vấn đề lớn đó.
Chúng ta cũng còn một loạt câu hỏi với những phỏng đoán về loài rồng? 2 con còn lại là cái hay đực? Chúng có thể sinh sản không? Liệu còn sót quả trứng rồng nào sau nhiều năm để ấp nở? Liệu còn chú rồng hoang nào còn tồn tại trong những miền đất mà Martin từng đặt tên nhưng chưa hề miêu tả ở đó có … những gì?


Vì đây là một bộ phim giả tưởng nên chúng ta cứ suy tưởng và phỏng đoán, còn mọi việc cứ để … Martin tưởng tượng theo trí tuệ của ông ấy.


Nhưng dẫu sao thì giây phút Danny cưỡi rồng đến giải cứu quả thật là nghẹt thở và cảnh cái chết của chú rồng thật là ngỡ ngàng và bùi ngùi … dù rằng đó là cái chết đã được đoán trước.






PHIM MỚI



@ ĐIỆN ẢNH MESPHIM | PHÂN TÍCH | PHỤ ĐỀ VIETSUB | XEM ONLINE

Sunday, July 10, 2016

Trò chơi Vương quyền: Năng lực kháng lửa của Mẹ Rồng Dany

Từ một số sự kiện diễn ra trong Trò chơi Vương quyền (Game of Thrones), người xem có suy nghĩ Mẹ Rồng Dany nói riêng và Tộc Targaryens nói chung là những người “kháng lửa”, được miễn nhiễm khỏi mọi tác hại của lửa. Vậy quan điểm của tác giả tiểu thuyết Tuyết hỏa Trường ca và đạo diễn phim là như thế nào về vấn đề này (thông thường sẽ có sự cải biên và lệch pha nhất định giữa tiểu thuyết gốc và kịch bản phim).



Vấn đề này đã được người đọc đặt ra cho tác giả George_RR_Martin trong một lần phỏng vấn:




________________

Granny: Liệu Tộc Targaryens có tính kháng lửa vì họ có mối liên kết với loài rồng?

George_RR_Martin: Cảm ơn Granny đã đặt câu hỏi. Đây là cơ hội cho tôi để làm rõ sự nhầm tưởng phổ biến về vấn đề này. NGƯỜI TARGARYENS KHÔNG CÓ TÍNH KHÁNG LỬA! Sự ra đời của mấy chú rồng của Dany là một sự kiện độc đáo, mang tính thần bí và đó là một phép màu. Mẹ Rồng sau đó được gọi là người kháng hỏa vì cô có thể bước vào đám lửa mà không bị hề hấn gì. Tuy nhiên, anh em của Mẹ Rồng chắc chắn không được ban tặng năng lực siêu nhiên đó.

Revanshe: Vậy cô ấy không thể làm điều đó một lần nữa?[thử lửa một lần nữa]

George_RR_Martin: Có lẽ là không.

_________________





Như vậy, tính kháng hỏa của Dany là một điều có thật trong tiểu thuyết, tuy nhiên, đại ý của tác giả cho rằng đó là một năng lực “hy hữu” mới xuất hiện một lần. Trên màn ảnh Trò chơi Vương quyền thì năng lực kháng hỏa của Mẹ Rồng lại được thể hiện khá nhiều lần, có lẽ do đạo diễn muốn nâng tầm của nhân vật này cao hơn so với hình ảnh trong tiểu thuyết.



- Cảnh cầm trứng rồng đang được ấp trên than mà tay của Dany không hề bị bỏng

- Cảnh Dany bước vào dàn hỏa thiêu Khal Drogo rồi xuất hiện trở lại với ba chú rồng mới nở, mà không hề hấn gì ngoại trừ quần áo đã bị lửa lột sạch. Trong tiểu thuyết thì tóc của nàng cũng bị thiêu rụi, nhưng có lẽ các nhà sản xuất không muốn người đẹp Emilia Clarke bị trọc đầu nên … tóc Dany vẫn còn nguyên.

- Cảnh nàng phóng hỏa ngôi đền của các tù trưởng chiến tranh Dothraki, nướng sạch toàn bộ, riêng nàng bước ra từ ngọn lửa một cách nguyên vẹn …

- Sau này có lẽ còn nhiều cảnh kháng hỏa của Dany nữa (về năng lực này, nàng có vẻ đã lĩnh ngộ được từ Tôn Ngộ Không; nhưng không rõ nếu gặp lửa của Hồng Hài Nhi thì ra sao ????!!!!).

Trong khi đó, các thành viên khác của nhà TARGARYENS thì bị chết vì những yếu tố liên quan đến lửa khá nhiều: chết cháy, chết bỏng, chết thiêu … Người xem từng hi vọng Jon Snow, sau khi được xác định là có huyết thống với nhà TARGARYENS, sẽ có năng lực kháng lửa như mẹ Rồng. Tuy nhiên, họ đã phải thất vọng khi nhớ ra rằng anh chàng đã từng bị bỏng khi cầm cái đèn. Nhưng người hâm mộ vẫn hy vọng biết đâu một diễn biến hay tác nhân nào đó khiến anh chàng bỗng nhiên có năng lực kháng hỏa siêu nhiên (còn tùy vào đạo diễn nhỉ?).

********








Wednesday, July 6, 2016

Đạo quân “âm thịnh dương suy” của Mẹ Rồng Daenerys trong cuộc chinh phạt Westeros - Game of Thrones

Khi Phần 6 của Game of Thrones kết thúc, một bối cảnh khá đặc biệt đã được hé lộ: trên khắp các ngóc ngách, phái nữ và “hoạn quan” đang nắm giữ nhiều vai trò trọng yếu, có khả năng xoay chuyển thời cuộc, đặc biệt là trong đội quân của Mẹ Rồng trên con đường chinh phạt Westeros.



Khi lướt qua những nhân vật đứng trên các chiến thuyền của Mẹ Rồng, người ta bất giác liên tưởng về những cái họ có có và không có (cho một trận chiến quan trọng). Họ có chiến thuyền, có kỹ năng tác chiến, có tài tổ chức và có động cơ và chính nghĩa cho cuộc chiến ngai vàng (hoặc ngai sắt). Tuy nhiên, đa số họ đều không có “súng ống” (trừ chàng lùn Tyrion Lannister).


Chúng ta sẽ lần lượt điểm danh từng người và trang bị súng ống của họ. Trước hết, Hội đồng Cố vấn (kiểu như tam trụ triều đình) của Mẹ Rồng gồm 2 hoạn quan và một phụ nữ. Ngoài ra, các gia tộc liên minh với Mẹ Rồng cũng do phụ nữ hoặc hoạn thần (Theon Greyjoy) đứng đầu. Hơn nữa, đạo quân của Mẹ Rồng gồm thành phần chủ yếu là các Thiến binh (chiến binh nhưng đã thiến) được gọi là Unsullied.

Theo từ điển Games of Thrones, Unsullied là những người có gốc gác nô lệ, bị hoạn từ nhỏ và được  huấn luyện khắc khe tại Astapor – một trong ba thành phố chính của Slaver's Bay để trở thành những chiến binh đẳng cấp. Quá trình huấn luyện quân sự bắt đầu khi các bé trai được khoảng 5 tuổi; sự tàn khốc và đào thải cực kỳ lớn nên trong 4 trẻ thì chỉ có một người mới có thể sống sót cho đến tuổi trưởng thành để có thể tham gia các trận chiến. Thiến binh được đào tạo để chuyên về tác chiến diện rộng với đội hình tổ chức theo đoàn, sử dụng khiên và giáo; họ cũng được đào tạo kỹ năng sử dụng đoản kiếm khi cận chiến. Họ nổi tiếng về tính kỷ luật và lòng quả cảm; không bị rơi vào tình trạng khát máu và ham sắc dục trên chiến trường và khả năng chịu đựng sát thương rất cao.


Chúng ta hãy bắt đầu nhìn vào Hội đồng Cố vấn của Mẹ Rồng trên chiến thuyền, khi Daario Naharis phải ở lại Vịnh Rồng còn Jorah Mormont thì bị “trục xuất”, thành phần chỉ còn lại hoạn quan và phụ nữ. Varys – sứ thần đã có công thuyết phục tộc Martells và Tyrells gia nhập liên minh – đa bị hoạn từ khi còn bé. Greyworm là tư lệnh của đội quân thiến binh – như đa số các thiến binh khác, anh chàng có gốc gác nô lệ đã bị hoạn từ khi sinh ra để đảm bảo sau này trở thành một chiến binh trung thành. Thành viên còn lại trong Hội đồng là người đẹp Missandei giữ vai trò cố vấn và thông dịch.




Hai thủ lĩnh của Đảo sắt tham gia liên minh là người đàn bà thép Yara Greyjoy và Theon Greyjoy – người đã từng bị bắt cóc, bị hành hạ, rồi bị hoạn. Kinh nghiệm của Yara trong chỉ huy chiến thuyền sẽ có những hỗ trợ vô giá cho Mẹ Rồng vì đội quân thiến binh của nàng chỉ quen với tác chiến trên bộ.



Có một ẩn ngữ phía sau mọi sự lựa chọn “dương suy” của Nữ hoàng của loài Rồng. Những con người tài ba nhưng bị tiệt súng ống như Varys, Greyworm và Theon đã từng bị xem là những người có phần “hạ đẳng” vì những bi kịch số phận, tuy nhiên Mẹ Rồng đã đem lại cho họ cảm giác giá trị bản thân được phục hồi và trân trọng.  

Liệu cuộc chinh phạt sẽ kết thúc ra sao khi hai quý ông nam tính này vắng bóng?





TRENDING LAST 7 DAYS

TRENDING LAST 30 DAYS